Cẩm nang bầu

Bà bầu có được ăn lá ngải cứu không? Có an toàn cho thai nhi?

Ngải cứu là một loại rau, lá thuốc thường mọc hoang ở những bãi đất trống, phát triển tốt ở mọi điều kiện thời tiết. Lá ngải cứu mọc so le nhau, hình răng cưa, mặt trên có màu xanh tươi, nhẵn bóng, mặt dưới có màu trắng tro. Ngải cứu có thể dùng để ăn, làm thuốc trị bệnh khá hiệu quả. Vậy với phụ nữ mang thai thì sao? Bà bầu có được ăn lá ngải cứu không? Ngải cứu có an toàn với thai nhi? Nên dùng như nào? Cùng Bảo Hà Spa tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Ngải cứu có tác dụng gì với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu xem bà bầu có được ăn lá ngải cứu không cần hiểu rõ loại cây này có tác dụng như thế nào với sức khỏe. Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Bulgaris, mùi nồng, vị hơi đắng. Ngải cứu ngoài là thực phẩm rau xanh bổ sung chất xơ. Trong đông y, ngải cứu là một thảo dược quý, và cũng là món rau ngon, bổ, dễ tìm.
Trong ngải cứu có chứa ít tanin, nhiều tinh dầu, adenin, cholin, xineol và α-thuyon. Theo đó, tinh dầu ngải cứu thường được nhiều nước sử dụng để sản xuất thuốc điều kinh.

Tác dụng của ngải cứu trong việc điều trị bệnh:

  • Điều trị cơ thể suy nhược
  • Cầm máu an thai
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Giúp vết thương mau lành
  • Trị mụn nhọt
  • Trị đau đầu, đau dây thần kinh
  • Làm sạch, tăng độ ẩm cho da.

Ngải cứu vừa có tác dụng chữa bệnh vừa chế biến được nhiều món ăn ngon, hấp dẫn

 

Bà bầu có được ăn lá ngải cứu không?

 
Tuy lá ngải cứu có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng bà bầu có được ăn lá ngải cứu không? Dù chưa có bất kỳ nghiên cứu kết luận nào chỉ ra rằng việc bà bầu ăn lá ngải cứu sảy thai.
 
Theo GS.TSKH Đỗ Tất Lợi tác giả của cuốn sách “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” khẳng định, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra việc bà bầu ăn ngải cứu bị sảy thai. Trước khi ăn, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
 

Bà bầu ăn ngải cứu như thế nào đúng cách?

Vì có vị cay, tính hơi ôn nên bà bầu chỉ cần duy trì ăn từ 2-3 lần/tuần là đủ, mỗi lần từ 5-7 ngọn. Với những trường hợp thai phụ có cơ địa nhạy cảm, máu nóng trong không nên ăn nhiều ngải cứu. Khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thắt tử cung, ra máu dẫn đến sảy thai.
Không sử dụng người cứu cho phụ nữ mang thai bị nóng trong, táo bón, nội nhiệt, viêm gan. Dù ngải cứu giúp nhuận tràng nhưng với thai phụ có vấn đề liên quan đến đường ruột cũng không nên ăn.
Bầu 3 tháng đầu thai kỳ có được ăn ngải cứu không?
Trong Đông Y, ngải cứu có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng điều kinh và an thai. Mang thai 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu? Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, Chủ tịch Hội đông y Vũng Tàu cho biết, kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu nên hạn chế ăn ngải cứu. Bắt đầu từ kỳ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, bà bầu hoàn toàn có thể ăn ngải cứu bở mức độ vừa phải.
 

Bà bầu ăn ngải cứu trứng gà có sao không?

Theo lương y Lê Xuân Hải, chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, nhiều người nghĩ rằng phụ nữ mang thai ăn trứng gà ngải cứu sẽ rất tốt trong việc an thai và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
 
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng cần phải ăn thường xuyên. Chỉ những mẹ bầu thận dương yếu, chân tay lạnh, bụng dưới hay đau, nước tiểu trong, lưng lạnh đau bụng… mới nên ăn trứng gà ngải cứu để huyết lưu thông, tăng cường dinh dưỡng và an thai.
 
Hướng dẫn cách chế biến món trứng rán ngải cứu:
  • Trứng gà: 2 quả
  • Ngải cứu: 15g
  • Gia vị: Mắm, bột ngọt, tiêu xay
Cách làm trứng rán ngải cứu:
  • Ngải cứu rửa sạch, ngâm muối loãng, rồi cắt thật nhỏ cho vào bát.
  • Tách vỏ trứng, nêm gia vị cho vừa ăn, đánh đều cùng ngải cứu sau đó hấp cách thủy 15 phút.
  • Nên ăn khi còn ấm nóng sẽ tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu có được ăn lá ngải cứu không? Mẹ bầu lưu ý nên ăn ở mức độ vừa phải để tránh có hại cho sức khỏe

 

Bà bầu có nên uống nước ngải cứu?

Nước ngải cứu có tác dụng giúp an thai. Vì thế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu có dấu hiệu động thai, hãy tham khảo ý kiến trước về việc có nên uống nước ngải cứu hay không. 
Mẹ bầu có thể uống ngải cứu hoặc dùng ngải cứu để sắc với các vị thuốc bắc khác để uống. Cụ thể, hãy lấy 24g ngải cứu đem sắc cùng 24g sinh khương, 12g đại táo, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Dù có tác dụng an thai, điều trị bệnh hiệu quả nhưng vì thế mà lạm dụng nó.
 

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu không?

Do trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng lớn nên ăn nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bà bầu nên ăn 1-2 quả/ tuần.
Hướng dẫn cách làm trứng vịt lộn ngải cứu an toàn cho bà bầu
 
Nguyên liệu:
  • Trứng vịt lộn: 1 quả
  • Ngải cứu: 30gr
  • Gừng; rau răm, gia vị
Cách làm:
  • Rau răm rửa sạch, gừng nạo vỏ thái sợi. Rau ngải cứu nhặt lấy ngọn ngon, rửa sạch để ráo
  • Vịt lộn rửa sạch, luộc chín, rồi bóc vỏ để ra bát riêng.
  • Cho 1 xíu dầu ăn vào phi thơm gừng, xào sơ ngải cứu rồi cho vào nồi một chén nước nóng và trứng vịt lộn vào nồi, khuấy nhẹ đều trứng và ngải cứu. Mẹ dùng nước nóng để giảm mùi tanh của trứng.
  • Tiếp tục đun sôi rồi nêm gia vị cho vừa miệng. Để lửa liu riu, tiếp tục hầm khoảng 30 phút đến khi gần cạn thì tắt bếp.
  • Lấy trứng vịt lộn hầm ngải cứu ra đĩa, nên ăn khi còn ấm nóng.
7 thực phẩm giải nhiệt mùa hè cho bà bầu nhất định phải thử!

Bài thuốc dân gian chữa đau đầu cho bà bầu từ ngải cứu

Bài thuốc dân gian chữa đau đầu cho bà bầu có lẽ hiệu quả nhất phải nhắc đến cây ngải cứu. Lá ngải cứu có mùi thơm nhẹ, vị đắng.
 
Mẹ bầu có thể dùng lá ngải cứu chế biến thành các món ăn hoặc bài thuốc đẩy lùi đau nửa đầu, đau đầu nhanh chóng. Dưới đây là một vài bài thuốc trị đau đầu bằng ngải cứu Bảo Hà Spa gợi ý cho mẹ:
 

Chữa đau đầu bằng lá ngải cứu, đậu đen và trứng gà

  • Ngâm đậu đen trong nước vài tiếng cho mềm, rồi đem nấu với nước lọc.
  • Khi đậu đen gần chín thì cho trứng gà và lá ngải cứu vào nấu chung.
  • Ăn món này liên tục trong 3-5 ngày để tốt cho sức khỏe
Lưu ý: Bà bầu chỉ thực hiện cách trị đau đầu bằng lá ngải cứu trên khi đã vào tháng thứ 4 thai kỳ. Không nên ăn quá nhiều là ngải cứu.
 

Trị đau đầu cho thai phụ bằng ngải cứu và mật ong

  • Lá ngải cứu rửa sạch và đem giã lấy nước cốt
  • Hòa đều 1-2 thìa mật ong cùng với nước cốt ngải cứu.
  • Uống nước ngải cứu mật ong đều đặn mỗi ngày từ 1-2 cốc trong vòng 1 tuần liên tiếp sẽ nhanh chóng giảm cơn đau đầu hiệu quả.

Ngải cứu và khuynh điệp

  • Rau ngải cứu và lá khuynh điệp đem rửa sạch, sau đó cho vào nồi và thêm 1 lít nước lọc.
  • Đun đến khi còn lại 1/2 lít nước là được.
  • Chắt nước cốt và uống từ 3-5 ngày sẽ thiên giảm tình trạng đau đầu, cảm cúm và đau rát cổ họng thai kỳ.

Xông hơi ngải cứu, khuynh điệp, lá bưởi chữa đau đầu thai kỳ

  • Chuẩn bị lá khuynh điệp, lá ngải cứu, lá bưởi, tía tô, lá xả, cúc tần…
  • Cho tất cả lá vào trong nồi với 1 lít nước, đun sôi 20 phút là được.
  • Sau đó, mẹ bầu có thể xông hơi với loại nước này khoảng 15-20 phút để cơ thể được thư giãn, nhẹ nhàng.
Với những thông tin hữu ích trên đây, Bảo Hà Spa tin chắc rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn các vấn đề bà bầu có ăn được lá ngải cứu hay không. Ngải cứu vừa là cây thuốc chữa bệnh vừa có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Lưu ý mẹ bầu chỉ nên ăn ngải cứu ở mức độ vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 

Bình luận bài viết