Cẩm nang cho bé

Dây rốn quấn cổ thai nhi có sao không? Làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Dây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhất là vào những tuần gần chuyển dạ hay trong quá trình sinh. Vậy dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không? Mẹ bầu phải làm gì để đảm bảo an toàn cho con? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết sau

 

Dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ thai nhi hay còn gọi là hiện tượng tràng hoa quấn cổ khi mang thai. Thông thường, cứ 10 mẹ mang thai sẽ có tới 3 mẹ gặp phải hiện tượng này. Đặc biệt trong những tuần gần cuối thai kỳ, thai nhi hiếu động hay nhào lộn, thay đổi vị trí sẽ khiến dây rốn quấn quanh người, nhất là vùng cổ.

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi do sự di chuyển quá mức của bé trong túi ối. Mặt ngoài của dây rốn được bảo vệ bởi 1 lớp sáp mềm, trơn và dẻo (hay còn gọi là thạch Wharton). Đây là lớp sáp có tác dụng giữ cho dây rốn không quấn vào cổ, tay, chân của thai nhi. Nếu lớp sáp không đủ trơn sẽ dẫn đến việc dây rốn thắt nút quanh vùng cổ, tay chân của thai nhi…

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi khác:

⚡Mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai.

⚡Mẹ bầu khi mang thai có quá nhiều nước ối.

⚡Dây rốn quá dài.

⚡Cấu trúc của dây rốn kém.

Cách nhận biết tràng hoa quấn cổ thai nhi

Thông thường để nhận biết tràng hoa quấn cổ thai nhi chỉ có thể thông qua chuẩn đoán siêu âm. Tuy nhiên, qua siêu âm, bác sĩ cũng rất khó có thể xác định chính xác được dây rốn này có gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho bé yêu không.

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Khi được bác sĩ thông báo bé yêu nhà mình bị dây rốn quấn cổ, bạn cũng không nên lo lắng quá. Bởi tình trạng này sẽ biến mất ngay sau đó hoặc trước khi bé sinh ra. Trong một số trường hợp đặc biệt, bé yêu nhà bạn vẫn được sinh ra an toàn dù dây rốn có quấn cổ.
Với những tình trạng dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho thai nhi, bác sĩ sẽ trực tiếp theo dõi để đề phòng biến chứng. Vẫn có những trường hợp bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé yêu.

Dây rốn quấn cổ thai nhi để lại biến chứng gì?

Thực tế cho thấy, tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi rất ít khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những lo lắng xoay quanh tình trạng này để nhận lời tư vấn hữu ích nhất.

Một số biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi như sau:

Giảm sự phát triển của thai nhi

Trong một số tình trạng hiếm hoi, nếu bé yêu của bạn bị dây rốn quấn cổ quá chặt hay xảy ra sớm sẽ khiến lượng máu từ mẹ truyền qua thai nhi bị giảm, giảm kali máu…. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi chậm phát triển.

Nhịp tim bất thường, không đều

Một trong những biến chứng dây rốn quấn cổ thai nhi xảy ra phổ biến nhất là sự bất thường về nhịp trình trong những tuần mẹ bầu chuyển dạ. Nguyên dân đến biến chứng này là do các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ khiến dây rốn bị xiết chặt lại. Điều này làm giảm lượng máu bơm đến cơ thể của bé, khiến nhịp tim của thai nhi bất ổn.

Qua siêu âm nếu bạn thấy nhịp tim của thai nhi tiếp tục giảm và có những dấu hiệu suy thai, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Thai chết lưu

Theo báo cáo từ Hội Sản phụ khoa Quốc tế năm 2015 cho biết, biến chứng từ hiện tượng dây rốn quấn cổ dẫn đến thai chết lưu là cực kỳ thấp. Nếu có biến chứng này chỉ xảy ra ở kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể bị tổn thương về não?

Đối với tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi quá chặt và trong thời gian dài sẽ làm cắt đứt lưu lượng máu dẫn đến thai nhi bị tổn thương não, thậm chí sẽ khiến thai nhi tử vong. Tuy nhiên tình trạng tử vong rất hiếm khi xảy ra.

Mẹ bầu có thể áp dụng mẹo dân gian chữa dây rốn quấn cổ thai nhi không?

Trong gian dân có lưu truyền một số mẹo vặt để chữa tràng hoa quấn cổ cho thai nhi như mẹ bầu nên bò quanh giường theo chiều ngược kim đồng hồ. Theo đó, số vòng dây rốn quấn cổ của thai nhi tương ứng với số vòng bà bầu phải bò. Thực tế cho thấy không có cơ sở nào chứng minh rằng đây là phương pháp mang lại hiệu quả, tuy nhiên nhiều mẹ bầu đã áp dụng và làm theo.

Khi bò quanh giường mẹ bầu cần lưu ý như sau:

⚡Không nên bò khi vừa ăn xong hay ăn quá no.

⚡Không bò quá nhiều vòng gây chóng mặt, ảnh hưởng đến thai nhi

⚡Nếu thai máy hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên đến bệnh viện để được thăm khám lập tức.

Bảo Hà Spa hi vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ phần nào yên tâm hơn về tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bình luận bài viết